Hướng dẫn đi bộ đúng cách

Đi bộ là một trong nhữn môn thể thao khá đơn giản nhưng đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe và thể hình cho người luyện tập. Chính vì vậy mà đi bộ được cho là môn thể thao đại chúng và phù hợp với hầu hết mọi người, cho dù thuộc lứa tuổi và giới tính nào. 

Hiện nay phong trào đi bộ thể thao rất phổ biến; chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp người luyện tập đi bộ ở khắp nơi vào những sáng sớm, chiều tà hay thậm chí cả khi tối muộn.

Mặc dù đi bộ là môn thể thao chỉ yêu cầu trang bị dụng cụ đơn giản, các kỹ thuật động tác không phức tạp; Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người mắc những sai sót không đáng có. Nếu bạn đang thực hiện kế hoạch tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày với 30 phút đi bộ thì nên tham khảo chi tiết các kĩ thuật được chia sẻ trong bài viết này để không lãng phí thời gian và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Luyện tập đi bộ vào lúc nào là phù hợp

Theo các chuyên gia về sức khỏe: Chúng ta nên bắt đầu việc tập luyện khi những tia nắng sáng vừa xuất hiện vào buổi sáng sớm hay đi vào buổi chiều tối sau một ngày làm việc. 

- Vào thời điểm sáng sớm, thân nhiệt con người thấp nhất và các cơ - khớp chưa linh hoạt do đó, trước khi bước vào chạy bộ hoặc đi bộ chính thức các bạn cần phải khởi động và làm nóng thật kỹ. Nên kết hợp với các bài tập kéo giãn cơ bắp trong 15 - 20 phút. Không nên luyện tập quá sớm khi trời còn hơi sương hay trời quá lạnh (nhất là vào mua đông). Thời gian này chúng ta rất dễ bị viêm xoang mũi hoặc dị ứng.

- Trường hợp các bạn luyện tập vào buổi chiều, khoảng thời gian phù hợp nhất để đi bộ là từ 3 - 6h chiều. 

- Không nên đi bộ sau khi vừa ăn no. Tối thiểu cũng cần phải qua 30 phút để hệ tiêu hóa làm việc ổn định, có thời gian tiêu hóa thức ăn. Từ đó tránh nguy cơ bị các bệnh lý dạ dày, tá tràng hoặc viêm đại tràng. 

- Cũng không nên luyện tập quá gần thời điểm bữa ăn vì sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

- Nên hạn chế vận động vào buổi tối, ngay trước khi đi ngủ (vì sự hưng phấn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ). 

- Mỗi bài tập đi bộ nên kéo dài trong khoảng thời gian từ 30 - 60 phút, tùy theo thể trạng của mỗi người.

 

Đi bộ đúng cách

Luyện tập đi bộ ở đâu là phù hợp

Tùy theo điều kiện nơi bạn sinh sống để có thể lựa chọn hình thức đi bộ phù hợp.  Các bạn hoàn toàn có thể tranh thủ đi bộ bằng cách sử dụng cầu thang bộ thay cho thang máy; Đi hoặc dạo công viên; Tranh thủ kết hợp đi bộ khi đi chợ hoặc siêu thị.

Với những người ở xa công viên các bạn có thể trang bị 1 chiếc máy chạy bộ tại nhà để tiện sử dụng.

Khi luyện tập nên đi chậm hay đi nhanh

- Đi bộ chậm sẽ giúp cơ thể thích nghi với vận động từ từ, giúp máu lưu thông tốt, xương cốt được rèn luyện thường xuyên, đồng thời lượng mỡ thừa được giải phóng.

- Bên cạnh đó, các bạn cũng cần đi bộ một cách tự nhiên (phải thẳng người, không thu vai hoặc khom lưng, cũng không nên chúi người ra phía trước hay ngửa ra phía sau để quá trình hô hấp được tối đa). Khi đi bộ các bạn nên nhìn thẳng để quan sát tốt nhất và hạn chế cầm nắm các vật dụng không thật sự cần thiết cho việc đi bộ.

- Về kỹ thuật tiếp đất: Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân, cuối cùng mới tới mũi chân trước khi nhấc lên và chân nọ chạm đất thì chân kia mới tiếp tục nhấc lên.

Trang phục khi đi bộ

- Bạn nên mang quần áo vừa vặn, thoái mái bằng chất liệu thấm hút tốt. Không nên mang đồ quá chật hoặc lùng thùng khi tập luyện thể thao.

- Về giầy thì bạn có thể mang hoặc đi bộ. Trường hợp đi bộ trên vỉa hè, công viên, hoặ máy chạy bộ điện thì các bạn nên đi giày để tránh giẫm phải các vật cứng có thể gây tổn thương chân. Trường hợp đi bộ trong sân nhà thì có thể đi đất. Đi bộ bằng chân trần đã được các nhà khoa học chứng minh là một trong những phương pháp rèn luyện sự dẻo dai, cải thiện sức mạnh rất tốt cho các cơ bàn chân.

Ăn gì, uống gì trước trong và sau lúc đi bộ

- Trước khi đi bộ không nên ăn no, trong khi đi bộ không nên ăn vặt.

- Bạn nên mang theo 1 chai nước, tốt nhất là nước khoáng thể thao, và nên uống thành từng ngụm nhỏ.

- Chỉ nên ăn sau khi tập luyện 30 phút, và ăn nhẹ, sử dụng nhiều thực phẩm dễ tiêu như rau xanh, trái cây.

- 1 tiếng sau khi tập luyện mới nên ăn bữa chính.

Các trường hợp không nên đi bộ

- Người mắc các bệnh về xương khớp.

- Người mới hồi phục sau các chấn thương.

- Người đang có bệnh về mạch máu.

- Các trường hợp bị ứ dịch phù 2 chi dưới.

Ngoài ra, khi luyện tập đi bộ nếu các bạn gặp phải các dấu hiệu như: chóng mặt, choáng váng, đau thắt vùng ngực, khó thở, huyết áp bị tăng, đau ở vùng lưng, vùng gối… thì cần dừng lại ngay để nghỉ ngơi hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế.