Cách chọn giày chạy bộ

Dù chạy bộ ngoài trời hay luyện tập với máy chạy bộ, để có thể luyện tập lâu dài mà không gặp phải chấn thương, bạn cần chọn đôi giày chạy bộ phù hợp với bàn chân. 

Nếu bàn chân của bạn có kích thước phổ biến thì bạn có thể dễ dàng lựa chọn một sản phẩm ưng ý với nhiều thương hiệu khác nhau. Nhưng bàn chân, hay cách tiếp đất của bạn khác biệt so với số đông thì bạn cần phải chọn những đôi giày chạy bộ phù hợp để việc tập luyện đạt hiệu quả cao nhất.

Trước hết, bạn cần phân biệt được các 2 loại giày chạy bộ cơ bản. Đầu tiên là giày chạy bộ dành cho đường phẳng, thích hợp để dùng cho đường nhựa, vỉa hè và các đường chạy ít ghồ ghề. Loại giày này được thiết kế nhẹ, mềm dẻo, tối ưu sự đàn hồi và cân bằng.

Khác với giày chạy bộ dành cho đường phẳng, giày chạy bộ địa hình được thiết kế phù hợp với những địa hình không bằng phẳng. Đế của loại giày này thường được làm bằng cao su chuyên dụng để tăng độ bám,và thiết kế của giày tối ưu sự cân bằng, hỗ trợ và bảo vệ bàn chân. 

Cách chọn giày chạy bộ

Sau khi phân biệt loại giày, bạn cần xem lại bàn chân của mình thuộc loại bàn chân nào qua việc xem xét 2 yếu tố cổ chân và lòng bàn chân. Trong đó, phần cổ chân ảnh hưởng đến chuyển động ngang của bàn chân khi bạn tiến về phía trước. 

Nếu cổ chân của bạn lệch vào trong thì bạn nên chọn loại giày có cấu trúc ổn định và hỗ trợ kiểm soát chuyển động. Còn nếu cổ chân của bạn lệch ra ngoài thì loại giày có đệm dày êm chân và mềm mại hỗ trợ chuyển động linh hoạt sẽ phù hợp với bạn hơn.

Nhưng hướng xoay của cổ chân sẽ bị ảnh hưởng bởi độ lõm của lòng bàn chân. Nếu lòng bàn chân của bạn bị lõm bình thường thì cổ chân có thể bị lệch ngoài. Nếu lòng bàn chân của bạn bị bẹt thì chân có thể bị lệch trong.

Sau khi xem xét kỹ bàn chân, bạn cũng phải chú ý đến vấn đề địa hình chạy để tìm ra loại giày phù hợp nhất cho bản thân. Nếu bạn tập chạy bộ trên các loại máy chạy bộ điện đa năng có hệ thống giảm chấn thì xương khớp của bạn sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Nhưng nếu bạn chạy bộ trên đường phố thì hãy chọn loại giày nhẹ, linh hoạt và êm chân. Tương tự, khi chạy trên địa hình không bằng phẳng, bạn cần chọn loại giày có cấu trúc ổn định cùng đế giày chắc chắn để tăng độ bám. 

Trong quá trình tập luyện, bạn nên chừa 1 phần mũi giày để có khoảng trống cho chân giãn nở khi chạy,và thoải mái hơn khi chạy xuống dốc. Khi đi mua giày, bạn nên đi mua vào buổi chiều tối vì đây là thời điểm bàn chân giãn nở tối đa trong ngày, tránh trường hợp mua giày về bị chật.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ghi chép kỹ tốc độ và quãng đường đã chạy nhằm xác định tuổi thọ của giày và có kế hoạch thay giày phù hợp. Theo kinh nghiệm của nhiều người chạy bộ, bạn nên thay một đôi giày mới sau khi chạy 600-900 km, hoặc chạy bộ đã được khoảng 3-4 tháng.

Giày chạy bộ không chỉ có tác dụng bảo vệ đôi chân bạn được an toàn, hạn chế chấn thương khi tập luyện, mà còn có vai trò quyết định đến hiệu quả luyện tập. Vì vậy hãy chuẩn bị một đôi giày chạy bộ phù hợp, vừa vặn và êm ái để hỗ trợ việc chạy bộ được thành công.