Những tác hại của việc đạp xe đạp

Có thể nói rằng dù tập luyện thể thao rất có lợi cho việc nâng cao và chăm sóc sức khỏe, song bất cứ môn thể dục thể thao nào cũng có những hạn chế nhất định mà chúng ta có thể nói là mặt trái, là tác hại có thể phát sinh khi tập luyện, ảnh hưởng không tốt đến người tập.

Đối với môn đạp xe đạp cũng vậy, mặc dù từ lâu đạp xe đã được khẳng định là môn thể dục mang lại nhiều lợi ích như: Giúp cơ thể giữ gìn vóc dáng cân đối, gọn gàng, săn chắc, bền bỉ, dẻo dai; giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp về hô hấp, tim mạch, huyết áp; giúp giải tỏa áp lực, giảm stress khiến tinh thần người tập được thoải mái, thư giãn…Nhưng đạp xe đạp cũng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thể chất của người tập nếu không thực hiện đúng cách.

Nguy cơ đầu tiên người ta hay nói đến đó là đạp xe có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của cả đàn ông và phụ nữ, do làm tăng áp lực lên cơ quan sinh dục. Cụ thể là khi đạp xe sẽ tác động đến vùng xương chậu, khu vực háng, bẹn là vùng có các cơ quan thực hiện chức năng sinh sản; khiến khu vực này bị chèn ép và ảnh hưởng đến việc tuần hoàn tại chỗ, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và rối loạn cương dương.

Đối với phụ nữ, nếu yên xe đạp quá cứng, tay lái quá cao hay nói chung là độ cao của xe không phù hợp khiến chị em dồn sức ép trọng lượng vào phần cơ quan sinh dục trên yên xe sẽ khiến bộ phận này bị tổn thương, xung huyết, bí tiểu…

Những tác hại của việc đạp xe đạp

Ngoài nguy cơ về chức năng sinh sản, nếu đạp xe trong thời gian dài, bạn sẽ gặp vấn đề với ống xương cườm tay – là chỗ nối khớp cườm tay với bàn tay. Hiện tượng là sau khi đã dừng lại bạn sẽ thấy tay bị tê cứng, đau mỏi và dường như không thể cầm nắm chắc chắn vật gì, dù chỉ đôi đũa hay cây bút. Nếu nghỉ ngơi một lúc hiện tượng này sẽ tự biến mất nhưng kéo dài thường xuyên sẽ gây tổn hại đến ống xương cườm tay và chức năng hoạt động của tay.

Một nguy cơ có thể xảy ra khi đạp xe đạp là cơ vùng cổ và cơ lưng đau nhức, mệt mỏi, nhất là khi đạp xe lên dốc hoặc ngược gió; vì lúc này cơ thể phải chúi về phía trước để lấy đà nên cổ phải rướn lên ở tư thế không thoải mái gây sai tư thế, tạo áp lực lên vùng lưng.

Để hạn chế những nguy cơ của việc đạp xe đạp, bạn nên chú ý những vấn đề sau trong quá trình tập luyện:

-    Chọn chiếc xe thích hợp căn cứ vào chiều cao, trọng lượng cơ thể để có chiếc xe thoải mái nhất khi tập luyện.

-    Giữ tư thế đạp xe chuẩn mực là phần trên cơ thể hơi cúi về phía trước, tay và lưng hơi cong lại, dồn trọng tâm cơ thể xuống thấp; ngồi vững vàng thoải mái trên yên, hai tay nắm chắc ghi-đông xe.

-    Căn thời gian luyện tập để có lúc nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh hiện tượng cơ thể phải quá sức cố gắng, có thể bị chấn thương hoặc đau nhức.

Hãy áp dụng những kiến thực được KOJI chia sẻ trên đây cho dù bạn tập xe đạp ngoài trời hay sử dụng xe đạp tập tại nhà nhé. Khi đã có hiểu biết nhất định về nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ, tác hại của việc đạp xe đạp, chắc chắn bạn sẽ có những cách phòng ngừa hiệu quả để môn đạp xe sẽ chỉ mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời.